XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG Ở ĐÂU? THỦ TỤC GIẤY TỜ ĐỂ XIN GIẤY PHÉP CẦN NHỮNG GÌ?

Đối với các công trình, nhà ở nằm trong trường hợp phải có giấy phép xây dựng trước khi thi công thì chủ đầu tư cần phải xin giấy phép trước thời điểm này. Tuy nhiên cũng không ít người am hiểu về vấn đề này, xin giấy phép ở đâu và cần chuẩn bị những giấy tờ gì để nộp cho các cấp có thẩm quyền để xin ? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này Xây Dựng Acc – Homes sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé

Nội dung tóm tắt.

Xin cấp giấy phép xây dựng ở đâu?

Xin giấy phép xây dựng ở đâu.

Hiện nay, ngoại trừ các công trình được quy định ở khoản 2 Điều 89 của Bộ luật xây dựng năm 2014 là được miễn xin cấp  giấy phép xây dựng, còn lại thì tất cả các công trình đều cần phải có cấp phép xây dựng trước khi tiến hành thi công.Thẩm quyền cấp giấy phép được quy định ở Điều 103 Bộ Luật xây dựng năm 2014, theo đó, các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng quy định cụ thể như sau:

Thẩm quyền của Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng sẽ cấp giấy phép xây dựng cho các công trình đặc biệt. Chẳng hạn một vài công trình dân dụng như sau:

  • Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa có nhiều hơn 1000 giường cho bệnh nhân.
  • Sân vận động cấp quốc gia có sức chứa ở trên khán đài lớn hơn 40.000 chỗ.
  • Trung tâm hội nghị, nhà văn hóa, nhà hát, câu lạc bộ, rạp xiếc, rạp chiếu phim, vũ trường và các công trình văn hóa tập trung đông đúc người có tổng sức chứa lên đến hơn 3000 người.
  • Nhà ga, sân bay có lượt khách lớn hơn 10.000.000 lượt khách/năm.
  • Các công trình như là Nhà Quốc hội, Trụ sở Chính phủ, Phủ Chủ Tịch, Trụ sở Trung ương của Đảng và các công trình đặc biệt quan trọng khác…

Thẩm quyền bên Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép  cho các công trình sau:

  • Công trình xây dựng nhà cấp I, cấp II theo quy định tại Phụ lục số 1 của Thông tư 03/2016/TT-BXD.
  • Công trình có vốn đầu tư từ nước ngoài.
  • Công trình tôn giáo, di tích lịch sử – văn hóa, tượng đài,….
  • Công trình trên các tuyến và trục đường phố chính ở trong khu đô thị.

Thẩm quyền bên Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ cấp giấy phép xây dựng cho các công trình và nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu đô thị, trung tâm cụm xã, khu bảo tồn hay khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn huyện quản lý, trừ các công trình thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ xây dựng hoặc của Ủy ban nhân dân tỉnh nêu trên.

Thẩm quyền bên Ủy ban nhân dân cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép cho các công trình nhà ở đơn lẻ nằm trong khu quy hoạch phát triển của xã mình. Như vậy là, các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng (Bộ xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và cấp xã) sẽ tùy vào tính chất cũng như loại công trình mà các nhà đầu tư đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 95  của Luật xây dựng năm 2014 thì thủ tục cấp phép xây dựng sẽ bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
  • Bản sao các loại giấy tờ dùng để chứng minh quyền sử dụng đất.
  • Bản vẽ thiết kế của công trình muốn tiến hành xây dựng.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn cho những công trình nằm liền kề hoặc đối với công trình được xây chen có tầng hầm.

Ngoài ra, thủ tục còn phải bổ sung thêm các giấy tờ như bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo công trình xây dựng cũng như công trình lân cận theo Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD.

Quy trình cơ bản khi nộp thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như đã nêu trên và nộp 01 hồ sơ ở UBND cấp huyện.

Bước 2: Bộ phận sẽ tiếp nhận hồ sơ của bạn và tiến hành kiểm tra. Nếu hồ sơ chưa đủ giấy tờ cần thiết thì họ sẽ yêu cầu người sử dụng đất bổ sung, còn nếu hồ sơ đã đủ rồi thì viết giấy biên nhận cho người dùng đất.

Bước 3: Người sử dụng đất cần đến nơi tiếp nhận hồ sơ theo đúng thời gian đã ghi trên giấy biên nhận để nhận kết quả cũng như là nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép có kèm theo hồ sơ thiết kế được đóng dấu của cơ quan cấp phép hoặc là văn bản trả lời trong trường hợp nếu không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng. 

Lời kết

Với những thông tin ngắn gọn như trênchắc hẳn bạn đã hiểu thêm về việc xin phép xây dựng và thủ tục giấy tờ xin phép cho nhà phố như thế nào, Hãy comment những thắc mắc, vướng mắc của Quý Khách hàng để được giải đáp một cách nhanh và chuẩn xác nhất.